Các nền tảng của quảng cáo hiển thị (Platform) Quảng cáo hiển thị

Display Platform

Các kênh quảng cáo (Channels): Những website có cho phép đặt banner như Zing News, Báo mới, VnExpress, các diễn đàn (forum),...

Các định dạng (Creative Formats):

  • Static[4]: Là những banner quảng cáo tĩnh, chỉ là hình ảnh hoặc chữ. Hiện nay, đối với những publisher khác nhau sẽ có những loại kích thước khác nhau: banner (728x90; 468x60), skyscraper (160x600; 120x600), square (250x250; 200x200), rectangle (336x280; 300x250; 180x150), button (180x150; 125x126),...
  • Animated: là banner quảng cáo có thể chuyển động được.
  • Interactive[4]: Là những banner quảng cáo mà người xem có thể tương tác được với nó. Ví dụ như nhấp xoay vòng quay may mắn, chơi minigame,...
  • Pop-up[4]: Banner xuất hiện khi người dùng truy cập một website hay click vào một tab nào đó. Popup có thể là một page nhỏ, hoặc một website.
  • Super Masthead: Là những banner quảng cáo cỡ lớn xuất hiện ngay đầu trang web.
  • Full background: Là những quảng cáo hiển thị cỡ lớn có kích thước tràn phần nền của một website.
  • Expandable[4]: Banner có thể mở rộng khi người dùng di chuột qua 3s hoặc click vào. Có nhiều loại mở rộng: tràn trang, bóc trang.

Social Platform

Các kênh quảng cáo (Channels): Quảng cáo hiển thị được áp dụng trên nhiều mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, Tik Tok, LinkedIn, Tinder, … Đối với mỗi kênh, các định dạng được sử dụng khác nhau để phù hợp với tính chất và cách tiếp cận người dùng của kênh. Trong các mạng xã hội hiện nay, Facebook đang là kênh được Advertiser ưa chuộng và áp dụng quảng cáo hiển thị nhiều nhất.

Các định dạng (Creative Formats) của Facebook:

  • Photo Ads[5]: Các quảng cáo dưới dạng một hoặc nhiều hình ảnh.
  • Video Ads[6]: Quảng cáo dưới dạng video. Một lượt xem sẽ được tính khi người dùng nhấn vào và xem quảng cáo tối thiểu 3 giây.
  • Slideshow Ads[7]: Quảng cáo dưới hình thức video được ghép từ một chuỗi hình ảnh, sử dụng chuyển động, âm thanh và văn bản để kể chuyện trên các thiết bị, có thể tạo quảng cáo bản trình chiếu từ các hình ảnh có sẵn trong quá trình tạo quảng cáo hoặc sử dụng một video có sẵn.
  • Carousel Ads[8]: Hình thức quảng cáo quay vòng, hiển thị 3-5 hình ảnh liền kề, mỗi hình ảnh sẽ bao gồm tiêu đề và các liên kết hoặc kêu gọi hành động. Người dùng có thể kéo qua các thẻ để xem hình ảnh. Quảng cáo quay vòng giúp tăng giúp tăng tỉ lệ CTR (lượt click/ lượt xem) gấp 10 để quảng cáo trang web so với bài quảng cáo theo cách thông thường.
  • Collection Ads[9]: Bao gồm một video hoặc hình ảnh chính với bốn hình ảnh đồng hành nhỏ hơn ở phía dưới trong bố cục dạng lưới. Khách hàng nhấn vào quảng cáo bộ sưu tập để lướt xem hoặc tìm hiểu thêm sẽ được chuyển ngay sang một trải nghiệm sau khi nhấp, tất cả đều thực hiện được mà không cần rời khỏi Facebook hoặc Instagram.
  • Canvas Ads: Trải nghiệm quảng cáo trên thiết bị di động trung thực, toàn màn hình. Sau khi nhấp vào quảng cáo, người dùng có thể trượt qua một thẻ hình ảnh, nghiêng để xem ảnh toàn cảnh và phóng to để xem chi tiết hình ảnh, giúp trải nghiệm Canvas trở nên trung thực và hấp dẫn hơn. Hiện Canvas Ads chỉ có thể áp dụng trên Mobile[10].
  • Link Ads (Image/ Videos): Thu hút mọi người thực hiện hành động Advertiser muốn bằng việc chọn các nút kêu gọi hành động: Mua ngay, Tìm hiểu thêm, Đăng ký, Đặt ngay và Tải xuống[11].
  • Lead Ads: Khi người dùng click vào nút kêu gọi hành động (call to action) thì một biểu mẫu (hay còn gọi là Form) sẽ hiện ra để người dùng điền thông tin vào mà không nhất thiết chuyển sang một trang trung gian khác[12]
  • Story Ads: Quảng cáo không xuất hiện trên News feed, nó chỉ hiển thị khi mọi người đang xem Stories và biến mất vĩnh viễn sau 24h. Advertiser có thể sử dụng định dạng hình ảnh (hiển thị tối đa 5 giây), carousel (nhiều hình ảnh) hoặc video (có thời lượng tối đa 15 giây)[13].
  • Click-to-messenger Ads: Sau khi người dùng nhấp vào "Gửi tin nhắn" sẽ nhận được các mẫu tin văn bản đơn giản thiết lập sẵn, và sau đó đợi phản hồi từ nhân viên chat. Quảng cáo này hướng đến 2 mục tiêu chính là: Tin nhắn và Chuyển đổi[14].
  • Mobile App Install Ads:  Là hình thức quảng cáo hiển thị trên Mobile News feed và dẫn link trực tiếp về Google Play Store hoặc iTunes App Store ⇒ Giúp doanh nghiệp & các nhà phát triển dễ dàng tăng lượng người tải và cài Store đặt ứng dụng, game…[15]

Video Platform

Các quảng cáo hiển thị tiếp cận người dùng bằng hình thức là một video.

Các kênh quảng cáo (Channels)

  • Các trang thông tin như Zing News, Bao Moi, Kkday blog, xxxx forum, …
  • Các trang web chia sẻ video như Youtube.

Các định dạng (Creative Formats)

Tổng quan, quảng cáo hiển thị trên nền tảng video sẽ có 2 hình thức In-stream và Out-stream.

  • In-stream: Quảng cáo video trực tiếp là những video được phát trực tiếp trước, trong hoặc cuối video mà người dùng đang xem. Video trực tiếp cho phép quảng cáo được truyền phát trong dòng thời gian của video nhắm mục tiêu đến người dùng.[16]
  • Out-stream: Thường được gọi là 'in-read’ hoặc 'native video', là quảng cáo video tự động phát trong với định dạng lớn bất cứ khi nào người dùng điều hướng đến nội dung văn bản (thường là một bài viết), ngay cả khi Publisher không có nội dung video của riêng họ.[17]

Với các trang web chia sẻ video như Youtube, các định dạng (creative formats) càng phong phú và đa dạng hơn:

  • Bumper Ad: Một đoạn quảng cáo ngắn 6 giây được hiển thị trước trong hoặc cuối video người dùng đang xem. Người dùng không thể bấm Skip Ad (Bỏ qua) mà phải xem hết quảng cáo. Định dạng này phù hợp cho mục tiêu tiếp cận và tăng độ nhận diện thương hiệu. Quảng cáo được mua theo hình thức đấu thầu (Bidding) và theo lượt hiển thị (Cost-per-Miles).[18]
  • Trueview In-stream: Các đoạn quảng cáo được hiển thị trước trong hoặc cuối video người dùng đang xem và chỉ có thể bỏ qua quảng cáo sau 6 giây hiển thị. Một lượt xem hoàn thành (Completed View) được tính khi người dùng xem tối thiểu 30 giây quảng cáo. Định dạng này phù hợp cho mục tiêu tăng độ nhận diện và quảng cáo lại (Remarketing). Quảng cáo được mua theo hình thức đấu giá (Auction) và theo lượt xem (Cost-per-view).[19]
  • Trueview Discovery[20]
    • Search Results Page: Người dùng nhìn thấy quảng cáo của khi họ đang tìm kiếm các video có liên quan và có thể nhấp chọn xem quảng cáo. Advertiser chỉ bị tính phí khi người dùng nhấp chọn xem quảng cáo. Định dạng này giúp tăng số lượt xem video, cải thiện vị trí hiển thị (organic placement) của video, phù hợp cho mục tiêu quảng cáo lại (Remarketing)
    • Watch Page: Người dùng nhìn thấy quảng cáo bên cạnh một video khác đang xem và có thể chọn nhấp vào quảng cáo. Advertiser chỉ bị tính phí khi người dùng nhấp chọn xem quảng cáo. Quảng cáo được mua theo hình thức đấu giá (Auction) và theo lượt xem (Cost-per-view)
    • Homepage: Xuất hiện giữa các video trên trang chủ khi người dùng vừa mở giao diện Youtube trên điện thoại hoặc máy tính. Advertiser chỉ bị tính phí khi người dùng nhấp chọn xem quảng cáo. Quảng cáo được mua theo hình thức đấu giá (Auction) và theo lượt xem (Cost-per-view).
  • Masthead: Hình thức quảng cáo hiển thị gồm một banner và một clip với tổng kích thước 970*250 đặt ở trang chủ của Youtube, xuất hiện 24/24 trên mọi giao diện như laptop, tablet, mobile… Hình thức này giúp tạo độ tiếp cận cực kỳ lớn, có thể lên đến 10.000.000 lượt hiển thị mỗi ngày, từ đó tạo sức ảnh hưởng đến người dùng và đặc biệt giành được vị trí độc quyền với 100% SOV (Share of Voice).[21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quảng cáo hiển thị http://novaon.vn/vai-tro-cua-quang-cao-dem-bumper-... https://www.brandcamp.asia/blog/55-7-sai-lam-thuon... https://www.disruptordaily.com/the-history-of-disp... https://www.facebook.com/business/ads/collection-a... https://www.facebook.com/business/ads/photo-ad-for... https://www.facebook.com/business/ads/slideshow-ad... https://www.facebook.com/business/ads/stories-ad-f... https://www.facebook.com/business/ads/video-ad-for... https://www.facebook.com/business/goals/promote-ap... https://www.facebook.com/business/help/21251956259...